Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) đầu tiên được thành lập năm 1991 tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ việc hợp nhất Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò Vấp cùng với 03 hợp tác xã tín dụng là tân Bình, Thành Công và Lữ Gia. Dưới thời ông Đặng Văn Thành, STB phát triển trở thành một ngân hàng TMCP tư nhân lớn nhất Việt Nam với mạng lưới rộng khắp và dịch vụ đa dạng. Biến cố thực sự xẩy ra năm 2012 khi STB bị thâu tóm bởi đại gia Trầm Bê. Phi vụ này có thể dựng lại như 1 bộ phim kịch tính và nổi bật về tài chính. Cùng nhìn lại phi vụ này:
-
- Năm 2017, STB bắt đầu vào công cuộc tái cơ cấu với sự xuất hiện của ông Dương Công Minh trên vai trò chủ tịch HĐQT.Ngay khi lên nắm quyền tại Sacombank, một trong những dự định đầu tiên của ông Dương Công Minh trên cương vị Chủ tịch HĐQT là việc “chuyển nhà, đổi mã chứng khoán”.Khi có hơn chục năm niêm yết trên HoSE, Sacombank lúc đó bất ngờ lấy ý kiến cổ đông về việc chuyển sàn niêm yết sang HNX và đổi mã chứng khoán từ STB thành SCM. Tuy vậy đề xuất này vấp phải sự phản đối, và Sacombank vẫn ở lại sàn HoSE với mã chứng khoán STB.
Dưới thời “tướng” Dương Công Minh, quy mô tổng tài sản của Sacombank tăng mạnh từ dưới 369.000 tỷ đồng trước năm 2018, lên đến gần 674.400 tỷ đồng vào cuối năm 2023 vừa qua. Tổng tài sản gia tăng, nợ phải trả cũng tăng mạnh, chiếm 93% tổng tài sản.Đáng chú ý, quy mô tài sản, nợ tăng, nhưng Sacombank vẫn giữ nguyên vốn điều lên từ 2015 đến nay, ở mức 18.852 tỷ đồng – là một trong số ít các ngân hàng không tăng vốn trong nhiều năm liên tiếp.
Về tình hình kinh doanh, lợi nhuận của Sacombank đã có sự đột biến mấy năm trở lại đây, từ mức gần 1.200 tỷ đồng năm 2017 đã vượt 7.700 tỷ đồng năm 2023 vừa qua, tăng 53% so với số lãi hơn 5.000 tỷ đồng đạt được năm 2022.
Năm 2023 sacombank ghi nhận là thu nhập hoạt động 26.173 tỷ đồng – đi ngang so với cùng kỳ; trong khi chi phí hoạt động tăng mạnh 18% so với cùng kỳ. Sacombank lãi lớn năm 2023, tăng mạnh 535 chủ yếu nhờ khoản trích lập dự phòng chi phí rủi ro tín dụng giảm từ 8.881 tỷ đồng năm ngoái xuống còn 3.688 tỷ đồng, tương ứn giảm 52%.
Dư nợ cho vay khách hàng đến 31/12/2023 đạt 482.731 tỷ đồng, tăng 10% so với đầu năm, trong đó tỷ lệ nợ xấu bất ngờ gia tăng, từ dưới 1% hồi đầu năm lên 2,28%, trong đó có 4.900 tỷ đồng nợ có khả năng mất vốn và gần 4.600 tỷ đồng nợ nghi ngờ. Sacombank cũng ghi nhận trong số dư nợ cho vay khách hàng, có đến 63% là cho vay ngắn hạn.
Tổng huy động từ khách hàng đến hết năm 2023 đạt 510.744 tỷ đồng, tăng 12,3% so với nửa đầu năm ngoái, trong đó tiền gửi không kỳ hạn chiếm 18,3%.
- Với vốn điều lệ khoảng gần 19k tỷ đồng tuy nhiên STB đã có quy mô tương đương MBB, ACB. Như vậy trong tương lai nếu tăng vốn điều lệ thì STB có khả năng sẽ tạo ra được kết quả kinh doanh đột biến.
- Bán khoản nợ khu CN Phong Phú: Đây là khoản nợ phát sinh từ việc cho vay của SouthernBank giai đoạn 2011 – 2012, với tài sản đảm bảo là toàn bộ lợi ích phát sinh từ quyền sử dụng đất Dự án KCN Phong Phú (tại xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP.HCM). Đến năm 2015, SouthernBank sáp nhập vào Sacombank thì khoản nợ này trở thành nợ xấu mà Sacombank phải xử lý. Như vậy, nếu xử lý được khoản nợ trên Sacombank tiến sát mục tiêu hoàn thành đề án tái cơ cấu trong năm nay.
- Xử lý cổ phần ông Trầm Bê: Khi bị bắt nhóm cổ đông của ông Trầm Bê đã ủy quyền vô thời hạn cho NHNN số lượng cổ phiếu STB tương ứng tỷ lệ 32,5%. Việc đấu giá số lượng cổ phần này là mấu chốt để STB hoàn thành đề án tái cơ cấu. Mặc nhiên, khi xử lý xong số cổ phần này thì STB sẽ thu được lợi nhuận rất lớn do hoàn nhập dự phòng rủi ro.
- Năm 2017, STB bắt đầu vào công cuộc tái cơ cấu với sự xuất hiện của ông Dương Công Minh trên vai trò chủ tịch HĐQT.Ngay khi lên nắm quyền tại Sacombank, một trong những dự định đầu tiên của ông Dương Công Minh trên cương vị Chủ tịch HĐQT là việc “chuyển nhà, đổi mã chứng khoán”.Khi có hơn chục năm niêm yết trên HoSE, Sacombank lúc đó bất ngờ lấy ý kiến cổ đông về việc chuyển sàn niêm yết sang HNX và đổi mã chứng khoán từ STB thành SCM. Tuy vậy đề xuất này vấp phải sự phản đối, và Sacombank vẫn ở lại sàn HoSE với mã chứng khoán STB.
Từ các yếu tố trên, chúng tôi khuyến nghị đầu tư cổ phiếu STB với thời gian nắm giữ trung và dài hạn:
Giá mua: 26-27
Target: 33-37
Giá cắt lỗ: 25