1. Lãi suất điều hành là gì?
Lãi suất điều hành được định nghĩa là một công cụ, chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giúp điều tiết hoạt động tài chính, thúc đẩy nền kinh tế đất nước hoặc hỗ trợ hoạt động sản xuất của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thông qua việc hạ lãi suất.
Lãi suất điều hành rất quan trọng trong thị trường
Lãi suất điều hành thường được sử dụng để định hướng cho các loại lãi suất trên thị trường. Việc tăng giảm lãi suất điều hành trên thị trường là do Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo, các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại sẽ là đơn vị chấp hành. Lãi suất điều hành cũng có thể tác động, làm ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái và giá cổ phiếu trong thị trường chứng khoán.
2. Các loại lãi suất điều hành
Tùy theo từng thời kỳ khác nhau, Ngân hàng Nhà nước sẽ điều chỉnh và lựa chọn các tỷ lệ điều hành khác nhau để phù hợp với mục tiêu vĩ mô. Các Ngân hàng quốc gia thường sử dụng một số loại lãi suất điều hành, chẳng hạn như:
- Lãi suất cho vay thị trường mở (OMO)
Lãi suất OMO được hiểu là lãi suất do Ngân hàng Nhà nước cung ứng trên thị trường mở trong giao dịch bơm vốn cho thành viên.
Ví dụ, khi Ngân hàng Nhà nước muốn tăng cung tiền, Ngân hàng Nhà nước sẽ mua tín phiếu kho bạc từ các ngân hàng thương mại và công chúng. Điều này giúp tăng lượng tiền cung ứng trên thị trường theo mục đích của Ngân hàng Nhà nước.
Trong trường hợp thanh khoản hệ thống bị thiếu vốn, NHNN sẽ cung cấp tín phiếu có giá để mua Repo từ các ngân hàng thương mại (mua rồi đem bán lại) và cung cấp thanh khoản cho hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, hành động này chỉ là tạm thời.
Lãi suất OMO là lãi suất linh hoạt, thường do NHNN chủ động điều hành trong quá trình thực thi các công cụ chính sách tiền tệ, hạn chế lạm phát một cách hiệu quả.
- Lãi suất tín phiếu
Ngược lại, khi hệ thống ngân hàng thương mại dư thừa thanh khoản, Ngân hàng Nhà nước có thể rút vốn ra khỏi hệ thống bằng cách thực hiện cách bán Outright (mua bán đứt đoạn) tín phiếu kho bạc kỳ hạn ngắn.
- Lãi suất chiết khấu
Lãi suất chiết khấu là lãi suất do Ngân hàng Nhà nước áp dụng đối với các khoản vay từ các ngân hàng thương mại để đáp ứng nhu cầu tiền mặt ngắn hạn hoặc bất thường của các ngân hàng đó.
Khi tỷ lệ dự trữ tiền mặt thiếu hụt, các Ngân hàng thương mại sẽ vay Ngân hàng Nhà nước để đảm bảo mức độ an toàn khi khách hàng rút tiền. Lãi suất chiết khấu là công cụ thể hiện vai trò của người cho vay cuối cùng khi không ai khác là người cung cấp dự trữ cho các Ngân hàng thương mại.
Nếu Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh lãi suất tái chiết khấu cao hơn, các Ngân hàng thương mại sẽ phải cảnh giác với khoản vay này và tích cực chuẩn bị hơn, từ đó làm giảm cung tiền trong nền kinh tế và ngược lại.
- Lãi suất tái cấp vốn
Lãi suất tái cấp vốn là lãi suất do Ngân hàng Nhà nước áp dụng đối với hoạt động tái cấp vốn của các Ngân hàng thương mại. Đây là lãi suất phạt mà Ngân hàng Nhà nước áp dụng đối với các Ngân hàng thương mại hết dự trữ lẫn giấy tờ có giá. Do đó, đây là mức lãi suất cao nhất trong các loại lãi suất điều hành.
- Lãi suất dự trữ bắt buộc
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ phần trăm tiền gửi mà các Ngân hàng thương mại bắt buộc phải giữ tại Ngân hàng Nhà nước. Phần dự trữ bắt buộc các Ngân hàng thương mại phải giữ tại Ngân hàng Nhà nước và phần dự trữ vượt yêu cầu gọi chung là dự trữ, số lãi mà Ngân hàng Nhà nước trả cho phần dự trữ chênh lệch này gọi là lãi suất dự trữ bắt buộc.
3. Vì sao NHNN giảm lãi suất điều hành?
Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra thông tư giảm lãi suất. Vậy lý do giảm lãi suất điều hành là gì? Đây là tín hiệu cho thấy chính sách tiền tệ đang được nới lỏng để kích thích tăng trưởng kinh tế, giảm thiểu tác động của suy thoái kinh tế hoặc ổn định thị trường tài chính.
Lãi suất điều hành thấp hơn sẽ giúp giảm chi phí vay, tăng cơ hội đầu tư cho các doanh nghiệp và cá nhân, thúc đẩy chi tiêu và tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, điều này có thể làm giảm áp lực lãi suất trên thị trường tài chính, giảm giá trị đồng tiền, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu.
Mặt khác, việc hạ lãi suất điều hành cũng sẽ làm tăng rủi ro lạm phát, dẫn đến suy giảm giá trị đồng tiền nên cần cân nhắc và thận trọng trước khi quyết định.
Lãi suất điều hành giảm nhằm ổn định thị trường tài chính
4. Tác động của lãi suất điều hành đến nền kinh tế
Lãi suất không đứng yên mà luôn biến động theo thời gian. Vậy yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng giảm của lãi suất điều hành là gì? Dưới đây là những lí do khiến lãi suất điều hành không bao giờ ổn định:
4.1. Do cung cầu tiền tệ
Sự thay đổi cung cầu sẽ tác động đến lãi suất thị trường. Bởi vì cung và cầu là công cụ thanh toán, còn lãi suất là giá của các khoản vay.
Tuy nhiên, chính phủ và ngân hàng trung ương có thể thiết lập các mức lãi suất cụ thể để đạt được các mục tiêu kinh tế. Khi thị trường vốn được đảm bảo, lãi suất mới có thể ổn định.
4.2. Do lạm phát
Lạm phát làm giảm giá trị đồng tiền nên cũng ảnh hưởng đến lãi suất. Khi lạm phát gia tăng và giá trị của tiền mặt giảm xuống, các nhà đầu tư sẽ yêu cầu lãi suất cao hơn để bù đắp cho sự sụt giảm giá trị của đồng tiền. Do đó, nếu lạm phát tăng, lãi suất cũng tăng theo.
4.3. Do kinh tế
Khi nền kinh tế đạt được sự ổn định và tăng trưởng tốt, người dân sẽ có xu hướng đầu tư hoặc gửi tiết kiệm để hưởng lãi, thay vì gửi tiết kiệm “chay”. Do đó, cung tiền được sử dụng để cho vay tăng lên và lãi suất giảm, ảnh hưởng đến mức cầu tiền.
4.4. Do chính sách Nhà nước
Chính sách tiền tệ của Nhà nước cũng ảnh hưởng đến lãi suất. Ngân hàng tăng lãi suất, chứng tỏ lạm phát tăng, dẫn đến tăng lãi suất. Ngược lại, Ngân hàng giảm lãi suất để khuyến khích tăng trưởng kinh tế và giảm tình trạng thất nghiệp, lãi suất sẽ giảm.
Vậy sự tăng, giảm lãi suất điều hành ảnh hưởng đến nền kinh tế của đất nước như thế nào?
Lãi suất điều hành do Ngân hàng Nhà nước quyết định và có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và chính sách quốc gia.
Khi tăng trưởng kinh tế quá nóng (nền kinh tế mở rộng với tốc độ không bền vững), có nguy cơ gây ra suy thoái và lạm phát, Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng lãi suất điều hành để giúp kiềm chế lạm phát và ổn định lãi suất kinh tế.
Trong bối cảnh kiểm soát lạm phát, để tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm lãi suất điều hành, điều này sẽ tạo điều kiện cho các Ngân hàng thương mại hạ lãi suất huy động, từ đó giảm lãi suất cho vay. Nhờ đó, dòng tín dụng từ ngân hàng cũng như các khoản vay trên thị trường sẽ trở nên rẻ hơn và các doanh nghiệp có thể tiếp cận các nguồn tín dụng hoặc vốn vay dễ dàng hơn. Điều này giúp doanh nghiệp có năng suất tốt hơn và có đủ nguồn lực để thực hiện các kế hoạch kinh doanh.
Bên cạnh đó, việc giảm lãi suất điều hành cũng góp phần làm cho VND lên giá, điều này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động xuất – nhập khẩu.
Chung quy lại, việc tăng, giảm lãi suất điều hành gây tác động rất lớn đến nền kinh tế. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước sẽ phải cân nhắc thật cẩn thận, đảm bảo an toàn cho thị trường tài chính, tăng trưởng kinh tế, lạm phát được kiểm soát và ổn định.