Thị trường có thực sự rủi ro?
Một vài yếu tố có thể giải thích cho đợt điều chỉnh lần này:
- Thị trường đã tăng liên tục 3 tháng nên việc điều chỉnh do hiện tượng chốt lãi là chuyện bình thường trong đầu tư. Tuy nhiên, giai đoạn này do nhà đầu tư nước ngoài và tự doanh liên tục bán ròng nên làm chủ cuộc chơi chủ yếu là dòng tiền của nhỏ lẻ. Dòng tiền này mạnh nhưng mang tính đầu cơ cao. Khi hàng về dù lỗ hay lãi đều bán ra trong khi lực cầu không đủ mạnh. Nhóm nhà đầu tư nhỏ lẻ thường có tâm lý yếu, lại hình thành các hội nhóm kêu gọi làm cho việc mua bán mang tính bản năng và ít tính toán.
- Tỷ giá VND vượt 25.000. Thực tế quý I năm nay Việt Nam xuất siêu khoảng 8,8 tỷ đô nên tác động của tỷ giá chủ yếu nhắm đến một số doanh nghiệp cụ thể nằm trong nhóm phải nhập khẩu nguyên vật liệu. Ở chiều ngược lại các doanh nghiệp xuất khẩu lại có lợi rất lớn trong việc chênh lệch tỷ giá. Việc NHNN bơm tiền qua OMO vừa rồi có thể thấy rằng áp lực tỷ giá không quá căng thẳng và vẫn trong khả năng điều phối. Việc công bố chỉ số lạm phát của Mỹ vào 10/04 có khả năng sẽ chấm dứt sự mạnh lên của đồng Đô la.
- Sự kiện VNDS bị hacker tấn công bằng mã độc cũng gây ra những tác động tiêu cực tới ngành chứng khoán nói riêng và thị trường nói chung. Dòng chứng khoán, ngân hàng đã bị điều chỉnh khá lớn. Ngoài ra một số thông tin như STB không chia cổ tức tiền mặt, thép HRC của Trung Quốc tràn vào Việt Nam… cũng tác động không nhỏ lên nhóm cổ phiếu trụ.
Thực tế, theo nhận định của daututhinhvuong.net thì thị trường sẽ tìm được điểm cân bằng tại vùng 1235-1250 trước khi tiếp tục đi lên. Nhìn về tổng thể, giai đoạn này hoàn toàn khác với gian đoạn 09/2023 nên rủi ro về việc VNI điều chỉnh quá sâu là không có. Việc bắt đầu lựa chọn cổ phiếu để đầu tư cho con sóng tiếp theo là hợp lý.